Thủ lĩnh tối cao Francisco_Franco

Đối nội

Vào năm 1939 ông lên làm quốc trưởng và tổng tư lệnh quân đội, được gọi là "lãnh tụ tối cao" (Caudilo, đọc là Cao-đi-lô).

Là một nhà độc tài, Franco đã thành lập một quốc gia dựa trên những thế lực của quân đội, Giáo hội và địa chủ. Nhà nước này kết hợp chủ nghĩa nghiệp đoàndân tộc chủ nghĩa đầu thế kỷ XX và tập trung vào các giá trị truyền thống. Từ năm 1947, ông khôi phục chế độ quân chủ, trở thành nhiếp chính vương trên thực tế của Tây Ban Nha. Năm 1969, tướng Franco chọn Juan Carlos làm người nối ngôi. Sau khi ông qua đời năm 1975, Juan Carlos I lên ngôi vua Tây Ban Nha.

Theo ước tính, khoảng từ 500.000 đến 1.000.000 người đã bị sát hại dưới chế độ Franco. Chế độ ông còn hạ sát nhiều nghệ sĩ, trí thức và nhà chính trị người Tây Ban Nha, hoặc đày ải họ ra nơi xa. Phần lớn trong số họ đến từ xứ Catalonia.

Đối ngoại

Ông ký kết hiệp ước chống lại tổ chức Đệ Tam Quốc tế của những người cộng sản vào năm 1939.

Mặc dù trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945), ông tuyên bố Tây Ban Nha là nước trung lập, nhưng lại phái một sư đoàn tham gia cùng quân đội Đức Quốc xã tấn công Liên bang Xô viết.

Năm 1956, nền thống trị của Tây Ban Nha tại Morocco (Bắc Phi) đã kết thúc. Đến năm 1968, đến lượt Guinea thuộc Tây Ban Nha tuyên bố độc lập, trở thành một quốc gia với tên gọi Guinea Xích Đạo.

Trong Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã thành lập liên minh với Tây Ban Nha, vì Franco đã thực hiện chính sách chống cộng rõ rệt. Tổng thống Hoa Kỳ là Richard Nixon đã ăn lát bánh mì nướng với ông,[1] và, sau khi Franco qua đời, Nixon nói: "Tướng Franco là người bạn và đồng minh trung thành của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ."[2]

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Tây Ban Nha về mặt chính trị và kinh tế khá tách biệt so với thế giới bên ngoài cho đến tận năm 1955. Trong thập niên 1960, Tây Ban Nha đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế chưa từng thấy và được gọi Phép màu Tây Ban Nha, giúp chuyển đổi nước này thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại. Từ năm 1959 đến 1974, Tây Ban Nha là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới nếu không tính Nhật Bản. Các chính sách tự do hóa chính trị và kinh tế trong những năm cuối cầm quyền của Franco được thực hiện khiến cho ngành du lịch hết sức phát triển, mức sống của người dân Tây Ban Nha được nâng cao rõ rệt.